Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Hỏi địa chỉ dịch thuật công chứng Bình dương để dịch thuật hồ sơ

Hỏi: E cần dịch thuật công chứng hồ sơ đi nước ngoài, xin hỏi ở Bình Dương địa chỉ dịch thuật công chứng Bình Dương nào uy tính và ở đâu ạ?

Đáp: Công ty dịch thuật Bình Dương tại Điạ chỉ 123 Lê Trọng Tấn, DĨ An, Bình Dương là đơn vịchuyên hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật công chứng Bình Dương trên 50 ngôn ngữ từ 60 ngành nghề khác nhau. Với phương châm hoạt động luôn mong muốn được mang đến sự hài lòng dành cho quý khách hàng, đến nay Công ty dịch thuật Bình Dương đã trở thành thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực dịch thuật tại Việt Nam nói riêng và là nhà cung ứng dịch vụ dịch thuật tại Bình Dương Hàng Đầu nói riêng.

Sở hữu đội ngũ nhân viên dịch thuật có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn cao chúng tôi sẽ giúp quý khách có thể hoàn thành tốt tất cả công việc, văn bản mà mình cần một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Đặc biệt theo kết quả khảo sát mà chúng tôi đã nhận được từ các khách hàng đã từng hợp tác với Sao Kim Cương đều tỏ ra hài lòng về chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và giá cả mà chúng tôi mang đến

Hiện nay công ty dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương đang cung cấp một số dịch vụ sau:

- Dịch thuật 50 ngôn ngữ như: Anh, Afghanistan (Ba tư), Ả Rập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan, Pháp, Hà Lan, Malaysia (Mã lai), Bungari, Hunggari, Khmer (Campuchia), Lào, Thái Lan, Croatia, Đan Mạch, Đông Timor, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hy Lạp, Iceland, Indonesia, Ca-dắc-xtan, Kenya, Romania, Mông Cổ, Myanmar, Na Uy, Nepal, Nga, Phần Lan, Thuỵ Điển, Thụy Sĩ, Philippines, Cộng Hòa Séc, Singapore, Hán Nôm, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Triều Tiên, Trung Quốc, Latinh, Ấn Độ, …

- Chèn phụ đề và lồng tiếng.

- Đổi giấy phép lái xe nước ngoài.

- Phiên dịch đa ngôn ngữ.

- Sao y bản chính, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự chuyên nghiệp.

Tất cả các dịch vụ của chúng tôi đều có sự đầu tư về chất lượng và dịch vụ do đó quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và lựa chọn Công ty dịch thuật Bình Dương mỗi khi có nhu cầu dịch thuật ngôn ngữ trên tất cả các loại giấy tờ, hợp đồng, công văn... Đến với chúng tôi quý khách hoàn toàn có thể tin tưởng để gửi gắm công việc của mình và nhận được kết quả tốt nhất bởi hơn ai hết chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết.

Với những lợi ích nêu trên hoàn toàn là những lý do thuyết phục giúp quý khách hàng lựa chọn Công ty dịch thuật Bình Dương là đối tác dịch thuật đáng tin cậy dành cho mình. Với tất cả những cố gắng không ngừng trong suốt quá trình hoạt động chúng tôi sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng khi đã tin tưởng khi đã lựa chọn dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương.

Gửi cho chúng tôi dự án của bạn ngay hôm nay !

Hotline: 0947.688.883 – 0988.598.386

Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Thiết bị xét nghiệm nCoV trong 5 phút

Thiết bị này được FDA phê duyệt ngày 27/3 để sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe như phòng khám bác sĩ, dịch công chứng khoa cấp cứu bệnh viện... Dụng cụ xét nghiệm này có thể phát hiện người dương tính với nCoV trong năm phút và kết quả âm tính trong 13 phút.

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Thiết bị có kích thước bằng một lò nướng nhỏ, chỉ nặng khoảng 3 kg dễ dàng di chuyển. Thiết bị xét nghiệm sử dụng công nghệ phân tử, khuếch đại axit nucleic đẳng nhiệt cho kết quả chỉ trong vài phút.

Ông Robert B. Ford, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của phòng thí nghiệm Abbott chia sẻ: Chúng ta phải chiến đấu chống đại dịch Covid-19 trên nhiều mặt trận. Một dụng cụ xét nghiệm có tính di động sử dụng công nghệ phân tử mang lại kết quả trong vài phút sẽ bổ sung vào các giải pháp chẩn đoán cần thiết để chống lại virus này".

"Với thiết bị này, các cơ sở chăm sóc sức khỏe có thể triển khai xét nghiệm bên ngoài phòng khám tại các điểm nóng của dịch", Robert cho biết thêm.

Phòng thí nghiệm sẽ tăng cường sản xuất để đạt 50.000 bộ dụng cụ mỗi ngày, cung cấp cho các đơn vị y tế tại Mỹ vào tuần tới. Đơn vị này cũng đang làm việc với các cơ quan quản lý để đưa các thiết bị xét nghiệm nCoV đến vùng tâm dịch.

Tính đến ngày 29/3, Mỹ ghi nhận hơn 122.000 người nhiễm nCoV, là vùng dịch lớn nhất thế giới, trong đó hơn 2.000 người đã chết. Bang New York là tâm dịch, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên cả nước Mỹ và hơn 500 ca tử vong. Các bệnh viện tại đây phải tăng công suất ít nhất 50%, một số tăng 100% để ứng phó dịch bệnh, song vẫn đối mặt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giường bệnh, thiết bị bảo hộ và máy thở.

Lê Cầm (Theo Marketwatch )

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, ít nhất trong 2 tuần tới người dân cần tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện...

Cụ thể như sau:

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới - Ảnh 1.

Những việc cần làm ngay trong 2 tuần tới

Để phòng chống dịch bệnh COVID-19 , Bộ Y tế khuyến cáo người dân, chính quyền các địa phương, các cơ quan, tổ chức thực hiện 7 việc sau:

- Thứ nhất , hạn chế tụ tập đông người từ 00 giờ ngày 28 tháng 3 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020.

- Thứ hai , ít nhất trong 2 tuần tới, tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.

- Thứ ba , đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, các cơ dịch công chứng sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống… Trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh để bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân.

- Thứ tư , tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến giao thông công cộng.

- Thứ năm , cần thay đổi phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức phù hợp khác để tránh lây nhiễm bệnh.

- Thứ sáu , nhân dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Mỗi người dân hãy là một chiến sĩ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh.

- Thứ bảy , trước mắt thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền.

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới - Ảnh 2.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe. (Hình minh họa).

Trước đó, Bộ Y tế cũng có văn bản đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những ai đã tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từ ngày 12/3/2020 đến nay thực hiện ngay các biện pháp sau:

- Liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và trợ giúp;

- Khai báo y tế qua ứng dụng NCOVI (tải về điện thoại di động từ ncovi.vn). Những người không có điện thoại di động có thể khai báo trực tuyến trên trang web tokhaiyte.vn. Thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của mình để được trợ giúp.

- Tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà riêng hoặc nơi lưu trú. Bộ Y tế đề nghị tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước thực hiện nghiêm những quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh COVID-19 theo Quyết định 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020; quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị người bệnh, đặc biệt là những người đang làm việc tại các khoa bệnh nhiệt đới.

Nguồn: Bộ Y tế

Sau khi có kết quả xác nhận mắc COVID-19, đây là điều đầu tiên Thủ tướng Anh "tâm sự" với ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ 6 (27/3) vừa qua đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson, sau khi ông Johnson xác nhận mình đã dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp ( COVID-19 ), theo The Hill.

"Tổng thống [Trump] đã gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng [Johnson] vì tình hữu nghị thân thiết, đồng thời [ông Trump] cũng chúc [ông Johnson] sớm hồi phục", phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere cho biết trong một tuyên bố sau đó.

Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại đại dịch COVID-19 và cứu vãn nền kinh tế toàn cầu đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau khi nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới phải tạm thời đóng cửa nhằm làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.

"Hai nhà lãnh đạo cũng đã bày tỏ sự lạc quan rằng Mỹ và Anh sẽ phục hồi và trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết" - theo ông Deere.

Tổng thống Trump: Điều đầu dịch công chứng tiên ông Boris Johnson nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở

Trong cuộc họp báo được tổ chức cùng ngày tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cũng đã chia sẻ với báo giới về nội dung cuộc trao đổi giữa ông và Thủ tướng Johnson khi đề cập tới vấn đề sản xuất máy thở:

"Điều đầu tiên ông ấy nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở. Ngày hôm nay ông ấy đã đề cập tới chuyện máy thở. Thật không may, ông ấy đã có kết quả dương tính [với SARS-CoV-2]. Điều đó thật khủng khiếp, nhưng ông ấy sẽ ổn. Tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ ổn.

Nhưng họ cần máy thở. Italy cũng muốn, Tây Ban Nha cũng vậy và Đức cũng thế. Họ đều rất cần máy thở. Chúng ta sẽ sản xuất thật nhiều để phục vụ nhu cầu của chúng ta và giúp đỡ cả các quốc gia khác", ông Trump nói.

Thủ tướng Johnson là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên trên thế giới mắc COVID-19. Trong đoạn video công bố tình hình sức khỏe của bản thân, ông Johnson cho biết ông sẽ tiếp tục trong thời gian cách ly và điều trị bệnh. Bộ trưởng Y tế Anh cũng đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Vương Quốc Anh là một trong những quốc gia phát triển cuối cùng trên thế giới áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Ban đầu, chính Thủ tướng Johnson cũng có phần chủ quan khi tiết lộ với báo giới ông từng đến bệnh viện và bắt tay với bệnh nhân COVID-19.

Hiện tại, nước Anh đã xác nhận tổng cộng 14.543 ca nhiễm và 759 ca tử vong do COVID-19, và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh trong những ngày gần đây.

Dịch COVID-19: Kinh tế, sức khỏe người dân và nguy cơ về một cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ

Cuộc Đại khủng hoảng tại Mỹ (năm 1929- 1933) bắt đầu bằng việc thị trường chứng khoán lao dốc đã gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, suy giảm sản lượng kinh tế, gây tâm trạng bất an cho cả 1 thế hệ.

Nó đã tái định hình nước Mỹ, dịch chuyển dòng người di cư, sản sinh các dòng nhạc, trường phái hội họa và văn học mới. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống Franklin Roosevelt, cuộc đại khủng hoảng cũng tạo ra một loạt chương trình phúc lợi xã hội mới như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội nghỉ hưu, và bảo hiểm tiền gửi ngân hàng.

Sự lây lan nhanh chóng và chưa từng có tiền lệ của virus corona đang khiến người ta liên tưởng tới cuộc Đại khủng hoảng này do dự báo sự tăng đột biết số lượng người mất việc và sự sụt giảm đáng kể sản lượng kinh tế giống như những gì diễn ra hồi năm 1930.

Nhưng để cuộc khủng hoảng thực sự xảy ra, một loạt các con số kỉ lục sẽ phải xuất hiện trong những tuần tới: ví dụ như hàng triệu người mất việc làm, sụt giảm tổng sản lượng kinh tế ở mức 2 con số trên quy mô lớn và kéo dài trong nhiều năm, chứ không phải nhiều tháng.

Ông Bernard Baumohl, trưởng kinh tế toàn cầu của tổ chức Economic Outlook Group, nói: "Không có một định nghĩa rõ ràng về đại khủng hoảng nhưng chắc chắn nó rất khác về mức độ và quy mô so với 1 cuộc suy thoái". Lấy ví dụ về cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ mất 20% số việc làm trong 3 năm, gấp 4 lần con số việc làm mất đi trong cuộc Đại suy thoái 2007-2009.

Trong 4 năm của cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ giảm 1/3 sản lượng kinh tế. Mặc dù một số nhà kinh tế nghĩ rằng nước Mỹ dự đoán chính xác sản lượng từ tháng 4- tháng 6 sụt giảm ít nhất 14%, hiếm ai nghĩ rằng sự sụt giảm này kéo dài trong nhiều năm.

Chi tiêu công cũng là 1 nhân tố. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến, nên khoản tiền chính phủ phải hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân rất lớn. Những biện pháp bình ổn này tỏ ra có tác dụng hiệu quả trong các kỳ suy thoái trước.

Các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng sẽ góp phần vào dịch công chứng sự hình thành cuộc Đại khủng hoảng. Sự thất bại của FED trong việc ngăn các ngân hàng phá sản cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình.

Thời điểm này, FED và các ngân hàng trung ương của các nước đã nhanh chóng thông qua các gói cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt và thực thi các chính sách mới nhằm giảm nguy cơ phá sản của doanh nghiệp và giảm bớt tình trạng sa thải hàng loạt.

Bước quan trọng tiếp theo là các nhà kinh tế học và những người làm chính sách cần cải thiện hệ thống chăm sóc y tế công tại Mỹ.

Các chuyên gia y tế nói rằng các quy định không thống nhất giữa các bang và phản ứng chậm chạp của chính phủ có thể khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng hơn.

Việc tổng thống Donald Trump mong muốn sớm hồi sinh nền kinh tế cũng có thể tạo ra các rủi ro.

Theo nghiên cứu của Tạp chí khoa học công Lancet dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc, việc dỡ bỏ các quy định phong tỏa quá sớm có thể tạo ra dịch bệnh bùng phát lần thứ hai.

Số người thương vong càng lớn, dịch bệnh kéo dài càng lâu thì nền kinh tế càng bị thiệt hại nhiều. "Cần khống chế dịch bệnh trước rồi mới tính đến các hoạt động kinh tế được," chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu.

Tình tiết mới vụ án mạng kinh hoàng tại chùa Quảng Ân

Liên quan đến vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại chùa Quảng Ân (huyện Hàm Tân, Bình Thuận), tối 28-3, một số người đã liên lạc với Công an tỉnh Bình Thuận để đề nghị trả lại số tiền hàng trăm triệu đồng mà đối tượng Nguyễn Thanh Tâm – nghi phạm vụ án, đã trả nợ cho họ. Sau lời khai ban đầu chỉ lấy 3 chiếc điện thoại cùng một số vật dụng thì hôm nay Tâm khai còn lấy tại chùa hơn 750 triệu đồng.

Tình tiết mới vụ án mạng kinh hoàng tại chùa Quảng Ân - Ảnh 1.

Nghi phạm tại cơ quan công an

Thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, trong tối 28-3, cơ quan này nhận được một số cuộc gọi đề nghị giao nộp số tiền do nghi ngờ liên quan đến đối tượng Nguyễn Thanh Tâm. Theo những người này, đây có thể là số tiền liên quan đến vụ án mạng xảy ra tại chùa Quảng Ân mà Tâm đã lấy cắp để trả nợ cho họ.

Tình tiết mới vụ án mạng kinh hoàng tại chùa Quảng Ân - Ảnh 2.

Nghi phạm Nguyễn Thanh Tâm

Trong buổi trưa ngày 28-3, Công an tỉnh Bình Thuận đã di lý nghi phạm Nguyễn Thanh Tâm về nhà của hắn tại khu phố 5, thị trấn Tân Nghĩa (huyện Hàm Tân) để truy tìm thêm tang chứng. Tại đây, cảnh sát đã thu giữ 250 triệu đồng mà nghi phạm cất giấu ở nhà. Theo một số người dân sống gần nhà Tâm thì số tiền này được đối tượng cất trong túi nylong màu đỏ và giấu trên mái nhà. Toàn bộ số tiền đã được Cơ quan công an thu giữ.

Ngoài ra, đối tượng Tâm còn khai nhận đã trả nợ cho nhiều người với số tiền trên 500 triệu đồng. Tất cả số tiền cất giấu và trả nợ được y khai lấy cắp từ chùa Quảng Ân.

Trước đó một ngày, vào ngày 27-3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã thu giữ hung khí gây án là một thanh gỗ có nhánh cụt cùng hiện trường là một bãi đất trống gần nghĩa địa khu phố 5, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, nơi Tâm đốt túi xách của sư thầy Thích Nguyên Lộc sau khi gây án ở chùa.

Nguyễn Thanh Tâm cũng được đưa về một khu nghĩa trang tại và thu được hung khí gây án là một khúc gỗ tròn. Cơ quan công an cũng di lý Tâm đến khu vực đối tượng đốt tay nải đựng tài sản, giấy tờ của Thượng toạ. Trước đó, Công an đã thu giữ 3 chiếc điện thoại di dịch công chứng động, hai chùm chìa khoá và một xâu chuỗi niệm Phật là tang vật vụ án.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt?

Mỹ vừa chính thức trở thành ổ dịch đông bệnh nhân nhất thế giới, nhưng bệnh viện nước này không có đủ máy thở - thiết bị y tế quyết định sự sống của những bệnh nhân đang mang Covid-19 trong người. Báo cáo hồi tháng Hai cho thấy các bệnh viện Hoa Kỳ có khoảng 160.000 máy thở, 8.900 máy đang trong kho trực chờ ngày cấp bách. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng trong tình cảnh cấp bách, nhà cầm quyền tại New York liên tục đưa cảnh báo rằng bang này đang đứng bên bờ vực thiếu thốn vật tư y tế trầm trọng.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 1.

Theo phân tích của bác sĩ James Lawler, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và sức khỏe cộng đồng tới từ Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Nebraska, thì khoảng 1 triệu người Mỹ sẽ cần máy thở trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phân tích của Lawler không kèm mốc thời gian, nên có thể con số 1 triệu người không có nghĩa rằng họ sẽ cần thở máy cùng một lúc.

Nhân lúc máy thở đang trở thành trọng tâm sản xuất cũng như cứu cánh cho người nhiễm Covid-19, ta hãy tìm hiểu chút về nó.

Đây là cách máy thở hoạt động

Một vài bệnh nhân Covid-19 thở gấp và khó thở, họ phải cần tới sự trợ giúp của máy móc để hô hấp. Máy thở có nhiều hình dáng, nhưng thông thường có hình hộp chữ nhật, với đường ống truyền không khí từ máy vào phổi bệnh nhân. Chúng có thể giúp việc hô hấp dễ dàng hơn.

Về cơ bản, máy thở thổi không khí vào phổi bạn, hỗ trợ hoạt động dịch công chứng thở tự nhiên ”, bác sĩ Nicholas Hill tới từ Đại học Y Tufts nói.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 2.

Người bệnh sẽ mang một trong hai loại suy hô hấp sau đây:

Đầu tiên là suy hô hấp tăng anhydrit cacbonic huyết, là khi không khí không vào phổi đủ và CO2 tích tụ tới mức quá tải. Để giúp bệnh nhân dạng này hô hấp, bác sĩ không cần tới máy thở đưa trực tiếp không khí vào phổi mà chỉ cần mặt nạ là đủ.

Loại thứ hai có tên suy hô hấp giảm oxy huyết; đúng như tên gọi của nó, đó là khi hô hấp khó khăn và máu không nhận được đủ lượng oxy. Loại suy hô hấp này có thể gây ảnh hưởng tới phổi, và con virus SARS-CoV-2 cũng gây nên những tổn thương phổi tương tự.

Khi suy hô hấp diễn ra, phổi sẽ sưng tấy và xuất hiện dịch ứ đọng, khiến phổi khó hoạt động bình thường.

Chúng tôi điều trị những biểu hiện bệnh trên bằng việc đưa thêm oxy vào phổi bệnh nhân ”, bác sĩ Hill nói. “ Chúng tôi có thể truyền cho bạn 100% oxy để đẩy mức oxy trong máu lên cao, nhưng cũng phải rất cẩn thận vì oxy nguyên chất có thể gây hại ”.

Giải quyết tình trạng thiếu thốn máy thở

New York đang là bang có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất, số máy thở có tại đây vẫn đủ để duy trì sự sống trong hơn 800 ca nhiễm. Tuy nhiên, theo ước tính của nhà cầm quyền địa phương, bang này sẽ cần tới 30.000 máy thở để sử dụng khi số ca nhiễm virus có thể đạt đỉnh trong vài tuần tới.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 3.

Có nơi đề xuất sử dụng một máy thở cho hay bệnh nhân nếu tình hình thiếu hụt tiếp tục diễn ra. Việc này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, vì máy thở được thiết kế để hỗ trợ hô hấp cho một bệnh nhân duy nhất. Trong trường hợp cấp bách, hai bệnh nhân phải dùng chung một máy thì họ phải có thể tích phổi và kích cỡ cơ thể tương đương thì mới mong hiệu quả được.

Theo lời bác sĩ Hill, việc hai bệnh nhân chung một máy thở rất liều lĩnh, nên cách giải quyết tốt nhất là tập trung sản xuất máy thở để cứu được càng nhiều người càng tốt. Thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp sản xuất ô tô đã tham gia sản xuất máy thở, điển hình là hãng xe điện Tesla của Elon Musk.

Ngoài ra, việc nhập khẩu máy thở từ Trung Quốc cũng là một phương pháp hay. Đất nước tỷ dân đã bắt đầu khống chế được đại dịch, một số đơn vị sản xuất cũng thừa thiết bị y tế, sẵn sàng bán lại cho những nước đang cần. Cũng lại lấy Elon Musk ra làm ví dụ: hôm vừa rồi, ông đã đặt mua 1.255 máy và đã tặng miễn phí 1.000 thiết bị cho các bệnh viện tại bang California, 255 máy thở còn lại sẽ được lắp cho những nơi cần kíp.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 4.

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi

Với các khán giả thế hệ 8x, 9x,  Những Thiên Thần Áo Trắng  là cả một vùng trời kỉ niệm, là bộ phim đến bây giờ người ta vẫn nhắc mãi như một huyền thoại của màn ảnh Việt. Tròn 10 năm sau ngày oanh tạc trên màn ảnh nhỏ, tưởng đâu khán giả sẽ được dịp cùng dàn diễn viên năm nào bồi hồi ôn lại những kỉ niệm của thập kỷ trước. Ngờ đâu kỉ niệm còn chưa kịp nhắc nhớ thì  Mai Phương  - thiên thần áo trắng năm nào đã phải nói lời tạm biệt. Sau gần hai năm chống chọi với bệnh tật, chiều ngày 28/3, đóa hoa nhỏ kiên cường Mai Phương đã rời xa cuộc đời. Trên trang cá nhân của mình, dàn diễn viên của Những Thiên Thần Áo Trắng năm nào không khỏi bàng hoàng, đau đớn trước dịch công chứng sự ra đi của người bạn nhỏ.

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 1.

Mi Du gửi lời tạm biệt đến người chị Mai Phương

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 2.

Nam Cường không nhắc tên cũng không đăng hình nhưng chỉ vài dòng chữ thôi thì khán giả cũng biết trong lòng anh đang nặng nề đến nhường nào

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 3.

Vẫn mãi là những thiên thần áo trắng của riêng "cô lớp trưởng July Miu" Miu Lê

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 4.

"Cựu lớp trưởng Nam" không còn biết phải nói gì trước sự ra đi của cô bạn cũ

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 5.

Lan Phương thương bé Lavie, thương người em gái kiên cường của mình

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Du khách Đan Mạch nhiễm nCoV từng tiếp xúc hơn 100 người

Ngày 28/3, ông Đoàn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, y tế quận đã phun khử khuẩn tại hai khách sạn " bệnh nhân 167 " - nữ du khách Đan Mạch (20 tuổi) từng lưu trú trên phố Hàng Chiếu và Lý Thái Tổ.

Bệnh nhân này và đi cùng bạn trai (22 tuổi) trên chuyến bay QR0976 (ghế 37K và 37J) đến Hà Nội ngày 8/3. Từ ngày 12 đến 23/3, cô đi du lịch ở Hà Giang, Huế và Hội An.

Khi kết thúc chuyến tham quan Hội An, ngày 23/3, cô từ Đà Nẵng ra Hà Nội trên chuyến bay mang số hiệu VJ530 (ghế 19E, hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc 9h). Đáp ứng yêu cầu của hãng hàng không cần có giấy chứng nhận xét nghiệm không mắc nCoV, ngày 24/3, cô và bạn trai đến Bệnh viện Nhi trung ương làm xét nghiệm.

Bệnh nhân đi bộ vào trung tâm các bệnh nhiệt đới và ngồi chờ kết quả ở cửa hàng trên phố Chùa Láng khoảng 4 giờ. Sau đó, kết quả du khách này dương tính với nCoV, còn bạn trai âm tính. Hai người được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Hiện tình trạng sức khoẻ của "bệnh nhân 167" ổn định.

Nhà chức trách quận Hoàn Kiếm xác định có 4 người tiếp xúc gần (F1) với "bệnh nhân 167", gồm một bảo vệ của đại sứ quán Đan Mạch (đường Trần Quang Khải) và 3 nhân viên của hai khách sạn, đều đã đi cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn; 16 người tiếp xúc gián tiếp (F2) đang được giám sát y tế tại gia đình.

Trường cán bộ nông dân, ở phường Cửa Đại TP Hội An cách ly những người tiếp xúc với bệnh nhân 167. Ảnh: Huỳnh Chín.

Trường cán bộ nông dân, ở phường Cửa Đại, TP Hội An cách ly những người tiếp xúc với "bệnh nhân 167". Ảnh: Huỳnh Chín.

Ngoài ra, theo thông tin do "bệnh nhân 167" cung cấp, trong khi chờ xét nghiệm, cô ngồi đợi ở cửa hàng trên phố Chùa Láng và có 20 người cùng ngồi cùng tại tầng 2.

Ông Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Trung tâm y tế Đống Đa, cho hay đơn vị này đã phun khử khuẩn cửa hàng, liên hệ được 9 người, đang tìm kiếm những người còn lại.

Tại Hà Giang , ông Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế tỉnh này cho biết, nữ du khách Đan Mạch đi xe giường nằm đến Hà Giang lúc 5h ngày 12/3, ở đến ngày 15/3; tiếp xúc gần với 42 người gồm 26 người dân địa phương và 16 người nước ngoài.

Tỉnh Hà Giang đã lấy mẫu xét nghiệm, đưa đi cách ly tập trung tất cả các trường hợp tiếp xúc gần.

Tại Thừa Thiên Huế , ông Nguyễn Đình Bách, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh, nói đã xác định 4 trường hợp F1 với "bệnh nhân 167" và đưa đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Tại Quảng Nam , Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh cho biết, đã lấy 41 mẫu bệnh phẩm của những người tiếp xúc gần với "bệnh nhân 167"; đang tiếp tục rà soát các trường hợp khác để áp Biên phiên dịch dụng biện pháp theo quy định.

Đến sáng 28/3, Việt Nam ghi nhận 169 ca Covid-19 trong đó 27 người khỏi bệnh gồm 20 người đã ra viện và 7 người sẽ xuất viện ngày 29-30/3.

51 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính 1-4 lần. Các bệnh nhân đang điều trị tại 19 cơ sở y tế trong cả nước, hầu hết sức khỏe ổn định.

Đắc Thành - Gia Chính - Tất Định - Võ Thạnh

Bắt ba cán bộ thuộc Tổng cục Hải quan

Huân, Thanh Hương và Khánh Hương (từ trái qua) tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an

Bị can Huân, Thanh Hương và Khánh Hương (từ trái qua) tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an

Ba người bị cáo buộc liên quan vụ án buôn lậu tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Ngày 27/3, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt ba người trên cùng bà Lê Thị Thanh Hương (52 tuổi, Phó giám đốc Trung tâm công nghệ địa chất, khoáng sản - Viện khoa học địa chất và khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ , theo Biên phiên dịch điều 356 Bộ luật Hình sự 2015.

Phùng Như Tùng, Trưởng Trung tâm phân tích, Cục Kiểm định Hải quan, Tổng cục Hải quan khi bị bắt. Ảnh: Bộ Công an

Ông Phùng Như Tùng khi bị bắt. Ảnh: Bộ Công an

Các quyết định tố tụng với 4 bị can được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn cùng ngày.

Trước đó, tháng 8/2019, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã khởi tố vụ án buôn lậu xảy ra tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và bàn giao hồ sơ cho Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) thụ lý.

Italy thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới

Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho hay số người chết do Covid-19 ở nước này tăng 919 ca, nâng tổng số người chết lên 9.134 trong tổng số hơn 86.400 ca nhiễm bệnh. Nước này đã vượt Trung Quốc, trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Số ca nhiễm và chết ở Trung Quốc lần lượt là hơn 81.000 và gần 3.300.

Các chuyên gia y tế cho rằng yếu tố nhân khẩu học là một trong những Biên phiên dịch lý do khiến tỷ lệ tử vong ở Italy cao. Theo Viện Y tế Quốc gia (ISS), khoảng 98,8% người chết vì Covid-19 có ít nhất một bệnh lý nền, dựa trên nghiên cứu về 3.200 ca tử vong ban đầu ở nước này.

Tây Ban Nha cũng ghi nhận số ca tử vong kỷ lục kể từ khi xuất hiện dịch , 773 ca, nâng tổng số người chết lên 5.138 trong tổng số hơn 65.700 ca nhiễm bệnh.

Với số liệu này, Italy và Tây Ban Nha đang là hai vùng dịch chết chóc nhất thế giới. Tỷ lệ tử vong ở Italy hiện khoảng 10,5%, cao gấp đôi trung bình toàn cầu. Đây là nước có dân số già thứ hai thế giới sau Nhật Bản, với khoảng 23% người trên 65 tuổi.

Nhân viên y tế chuyển quan tài của cụ bà 87 tuổi qua đời vì nhiễm nCoV ở Laigueglia, vùng Liguria hôm 1/3. Ảnh: AP.

Nhân viên y tế chuyển quan tài của cụ bà 87 tuổi qua đời vì nhiễm nCoV ở Laigueglia, vùng Liguria hôm 1/3. Ảnh: AP.

Số ca nhiễm nCoV tại Tây Ban Nha tăng sau khi nước này xét nghiệm nCoV cho nhiều người hơn, với hàng triệu bộ xét nghiệm đã được đặt hàng từ nhiều quốc gia. Tây Ban Nha ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc hôm 14/3 để ngăn Covid-19, dự kiến kéo dài ít nhất tới ngày 11/4.

Điều phối viên khẩn cấp Bộ Y tế Tây Ban Nha, Fernando Simon hôm 26/3 cảnh báo áp lực lên hệ thống y tế nước này sẽ tiếp tục gia tăng trong 3-5 ngày tới, khi số ca nhiễm và tử vong tiếp tục tăng mạnh.

Covid-19 đã xuất hiện ở gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Trung Quốc tháng 12/2019, khiến hơn 594.000 người nhiễm, hơn 27.000 người chết và hơn 132.000 người hồi phục. Các chuyên gia nhận định những tác động của Covid-19 lên nền kinh tế toàn cầu có thể lớn hơn một cuộc "đại khủng hoảng".

Covid-19 có các tín hiệu được kiểm soát ở Trung Quốc, Hàn Quốc, nhưng châu Âu và Mỹ phải căng mình ứng phó đại dịch. Mỹ hiện ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm, hơn 1.500 ca tử vong do Covid-19, là vùng dịch lớn nhất thế giới. Anh ghi nhận hơn 14.500 ca nhiễm, 759 ca tử vong. Thủ tướng Boris Johnson Bộ trưởng Y tế Matt Hancock ngày 27/3 được xác nhận dương tính với nCoV với các triệu chứng bệnh nhẹ và đang tự cách ly tại nhà.

Mai Lâm (Theo AFP )

Cả nghìn người tắm biển

Hàng người Quảng Nam tập trung tắm biển
 
 
Hàng người Quảng Nam tập trung tắm biển

Bãi biển Tam Thanh sáng 28/3. Video: Đắc Thành.

5h ngày 28/3, người dân địa phương từ nhiều nẻo đường khác nhau đổ về bãi biển Tam Thanh. Họ đi dọc bãi cát thành từng nhóm để tập thể dục, đá bóng, đánh bóng chuyền, chạy bộ... rồi xuống tắm.

Sau khi tắm biển, người dân lên bãi cát ngồi cạnh nhau thành từng nhóm nghỉ ngơi, trò chuyện; hầu hết không mang khẩu trang.

Lúc 6h, ước tính cả nghìn người vui chơi và tắm dọc bãi biển dài khoảng một km, trong khi 4 chiếc loa phát thanh đang truyên truyền phòng chống Covid-19, khuyến cáo không tụ tập đông người.

Cả nghìn người đến biển Tam Thanh tập thể dục, tắm biển. Ảnh: Đắc Thành.

Cả nghìn người đến biển Tam Thanh tập thể dục, tắm biển. Ảnh: Đắc Thành.

Một người dân ở TP Tam Kỳ cho hay, vợ chồng ông có thói quen buổi sáng chạy xe máy xuống bãi biển Tam Thanh tập thể dục, rồi xuống tắm để rèn luyện sức khỏe.

"Tôi biết Chính phủ và chính quyền tỉnh có chỉ thị không tụ tập đông người nơi công cộng, nhưng không bỏ được thói quen này", ông chia sẻ.

Một nhóm người tụ tập tại bãi biển. Ảnh: Đắc Thành.

Một nhóm người tụ tập tại bãi biển. Ảnh: Đắc Thành.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch xã Tam Thanh, hàng ngày vào sáng sớm và chiều tối, nhiều người dân địa phương thường đến bãi biển trên địa bàn tắm, tập thể dục. "Sáng 28/3, chính quyền đã tuyên truyền qua loa phóng thanh và cắm biển cấm tụ tập nhưng lượng người vẫn đến rất đông. Vấn đề khó nhất là không thể cấm người dân tắm biển", ông Bình nói.

Chính quyền xã Tam Thanh đã gửi thông báo đến các cơ sở kinh doanh dọc bãi biển, yêu cầu đóng cửa. Lực lượng chức năng cũng được xã cử đến túc trực trên bãi biển, nhắc nhở người dân phải ngồi cách nhau trên 2 m.

Hầu hết không người dân không mang khẩu trang khi đi đến bãi biển Tam Thanh. Ảnh: Đắc Thành.

Hầu hết người dân không mang khẩu trang khi đến bãi biển Tam Thanh. Ảnh: Đắc Thành.

Ông Nguyễn Hồng Quang - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ, thừa nhận "việc người dân tắm biển đông đúc là rất đáng lo ngại". Bên cạnh các biện pháp như cấm buôn bán ở bãi biển, dựng biển cấm tụ tập đông người..., ông Quang nói "với tư cách lãnh đạo thành phố, tôi mong muốn người dân hạn chế đi tắm biển lúc này để phòng chống Covid -19".

Trước đó ngày 27/3, Thủ tướng đã yêu cầu dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng. Quảng Nam cũng đã ban hành quyết định để triển khai các chỉ đạo này trên địa bàn.

Đến sáng 28/3, Việt Nam ghi nhận 169 ca nhiễm nCoV, trong đó 27 người đã khỏi, gồm 20 người đã ra viện và 7 người chưa xuất viện.

Thời gian qua, ngành Y tế Quảng Nam lấy 663 mẫu xét nghiệm, trong đó 3 Biên phiên dịch mẫu dương tính là "bệnh nhân 31", "bệnh nhân 33" và "bệnh nhân 57"; 583 mẫu âm tính; 77 mẫu đang chờ kết quả. Địa phương này đang cách ly 80 người trong tình trạng sức khỏe bình thường.

Giám đốc bệnh viện bị bắt cóc giữa khủng hoảng Covid-19

Bác sĩ phẫu thuật Jerry Bitar bị bắt cóc hôm qua, ngay sau khi rời nhà riêng ở một khu dân cư giàu có để đến bệnh viện Bernard Mevs tại thủ đô Port-au-Prince làm việc.

Rất đông người đã tập trung bên ngoài Bernard Mevs để bày tỏ sự đoàn kết với ông Bitar, người đang điều hành bệnh viện này cùng anh em sinh đôi của mình. Các nhân viên của ông đồng thanh hô vang yêu cầu những kẻ bắt cóc thả Bitar. Truyền thông Haiti cũng cầu xin những tên này phóng thích giám đốc bệnh viện.

"Trong bối cảnh đại dịch, việc bắt cóc bác sĩ của bệnh viện là rất nghiêm trọng", Jean Wilguens Charles, một người dân địa phương có bạn đang chữa trị tại đây, nói. "Chúng tôi yêu cầu thả ông ấy vô điều kiện".

Các nhân viên y tế cầm bảng kêu gọi nhóm bắt cóc thả bác sĩ Jerry Bitar tại bệnh viện Bernard Mevs, thủ đô Port-au-Prince, Haiti hôm 27/3. Ảnh: Reuters

Các nhân viên y tế cầm bảng kêu gọi nhóm bắt cóc thả bác sĩ Jerry Bitar tại bệnh viện Bernard Mevs, thủ đô Port-au-Prince, Haiti hôm 27/3. Ảnh: Reuters

Trợ lý y tế Claude Devil cho biết bệnh viện tiếp nhận tất cả người dân Haiti, từ người nghèo không có tiền đến những người giàu có chi tiền để được khám chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện họ không thể nhận bệnh nhân mới trong khi vẫn nỗ lực chăm sóc những người đang điều trị tại đây tốt nhất có thể.

"Có nhiều bệnh Biên phiên dịch nhân muốn được phẫu thuật nhưng chúng tôi không thể làm nếu không có lệnh của bác sĩ", ông Devil cho biết.

Theo một phát ngôn viên Bộ Y tế Haiti, các cơ quan chức năng đang theo sát vụ việc.

Số vụ bắt cóc tống tiền tại quốc gia châu Phi năm nay tăng mạnh trong bối cảnh Haiti chịu đựng cuộc khủng hoảng về cả kinh tế lẫn chính trị. Theo Ngân hàng Thế giới, đây là quốc gia nghèo nhất ở Tây Bán cầu. Cảnh sát Haiti xác nhận 15 vụ bắt cóc chỉ riêng trong tháng một. Các băng nhóm dường như tấn công mọi đối tượng, từ học sinh, nghị sĩ, doanh nhân đến các nhân viên cứu trợ nước ngoài.

Bệnh viện Bernard Mevs là một trung tâm điều trị chấn thương trọng yếu và hiện chưa điều trị các ca Covid-19. Tuy nhiên, bệnh viện có thể được huy động nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng ở Haiti, nơi hạ tầng vệ sinh và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ rất thiếu thốn.

Theo báo cáo năm 2019 của Hiệp hội Nghiên cứu và Giáo dục về Chăm sóc Cấp tính ở Haiti (REACH), Haiti chỉ có 64 máy thở trên dân số khoảng 11 triệu người, khiến nước này dễ rơi vào "vỡ trận" nếu Covid-19 bùng phát mạnh.

"Đây là một mối lo lắng lớn, nhất là khi tỷ lệ dân số tương đối cao thì nguy cơ càng cao", Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách có trụ sở tại Mỹ cho biết trong một báo cáo công bố hôm qua.

Haiti đến nay chỉ ghi nhận 8 ca nhiễm nCoV. Tổng thống Jovenel Moise tuần trước đã ban bố tình trạng khẩn cấp, yêu cầu các trường học, nhà máy, các điểm thờ phụng đóng cửa nhằm ngăn virus lây lan. Nước này cũng đóng cửa biên giới và áp lệnh giới nghiêm.

Tuy nhiên, đường phố Haiti vẫn tấp nập, người dân làm ngơ trước khuyến cáo ở nhà hay cách biệt cộng đồng. Hơn một nửa dân số Haiti sống dưới chuẩn đói nghèo và nhiều người không tiếp cận được các nguồn thông tin. Họ cũng không có nước sạch để rửa tay thường xuyên, điều mà các chuyên gia y tế liên tục khuyến cáo như một biện pháp hàng đầu nhằm ngăn ngừa nCoV.

Anh Ngọc (Theo Reuters )

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa "vũng bùn" bóng đá Việt Nam?

1. Công Vinh mà không xứng đáng, thì liệu cầu thủ Việt Nam nào xứng đáng? Quang Hải, Công Phượng? Hay Văn Quyến, Quốc Vượng? Hay Huỳnh Đức, Hồng Sơn?

Với AFC, quyết định chọn Lê Công Vinh ắt hẳn cực kỳ dễ dàng, bởi dù gì đi nữa, tiền đạo gốc Quỳnh Lưu này vẫn đang là chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất cho ĐTQG Việt Nam, anh cũng từng 3 lần giành Quả bóng Vàng Việt Nam, là cầu thủ ghi bàn thắng quyết định đem về chức vô địch AFF Cup đầu tiên của Việt Nam, từng ra nước ngoài thi đấu, ở cả châu Âu lẫn Nhật Bản...

Song khi đọc những dòng bình luận của "người hâm mộ bóng đá Việt Nam" với thông tin vinh danh Công Vinh của AFC, chắc hẳn những ai trót yêu mến anh không thể thoát khỏi cảm giác thoáng buồn:

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 1.

"Tôi dám cam đoan ở Việt Nam lượng antifan của Công Vinh và fan Công Phượng xấp xỉ nhau"

"Tiếc cho Quyến béo... giờ thì dịch công chứng kép phụ lại là huyền thoại Đông Nam Á"

"Nếu Văn Quyến không rớt, thì Công Vinh vẫn còn lạc trôi đâu đó"

"Huyền thoại, ha ha ha!"

"Tiếc cho Văn Quyến"

Người ta từng trầm trồ với những màn trình diễn mãn nhãn của Văn Quyến, cũng như từng trầm trồ, vỡ òa với những màn trình diễn của Công Phượng. Người ta yêu thứ bóng đá đẹp, thích thú với cảm giác thăng hoa với những pha xử lý điệu nghệ, mà có lẽ quên đi rằng với một tiền đạo, bàn thắng và hiệu quả mới là thước đo quan trọng nhất. Và với một cầu thủ bóng đá, ngoài năng khiếu ra, bản lĩnh và sự nỗ lực cũng là những thứ cực kỳ quan trọng.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 2.

Ở một nền bóng đá khác, một nền văn hóa khác, Công Vinh hoàn toàn có thể là hình ảnh đại diện cho giới cầu thủ - một nghề tử tế như mọi nghề khác. Chẳng phải Công Vinh chính là hình mẫu mà những Quang Hải, Văn Hậu, Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng... hướng tới đó sao?

2. Không ít người ghét Công Vinh. Nhưng buồn cười ở chỗ họ chẳng biết mình ghét anh vì điều gì. Có lẽ, bởi Vinh không giống với những cầu thủ là hình mẫu mà thời đại của anh, thời đại bóng đá Việt Nam lặn ngụp trong "vũng bùn" của chính mình, đã là cầu thủ không được phép... là người tử tế. Với họ, Công Vinh là kẻ to gan dám làm cầu thủ "tử tế" trong nền bóng đá "chưa tử tế".

Người ta mặc định Công Vinh chỉ là "kẻ đóng thế" khi Văn Quyến, Quốc Vượng cùng già nửa đội hình chính của ĐTQG Việt Nam phải "nhập trại" năm 2005 vì bán độ, thì anh mới có cơ hội đá chính, mà quên mất rằng Quả bóng Vàng Việt Nam đầu tiên mà Công Vinh đoạt được là ở tuổi 19, và suốt hơn 10 năm trời, mọi HLV ĐTQG Việt Nam đều đảm bảo cho anh suất đá chính ở trong đội hình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 3.

Vài năm về trước, người hâm mộ bóng đá nước nhà vui sướng, tự hào với lứa cầu thủ U19 của bầu Đức, với "văn võ song toàn", vừa đá bóng giỏi, vừa được học hành đến nơi đến chốn, nói tiếng Anh như gió. Nhưng trước đó rất nhiều năm, Công Vinh đã thản nhiên trả lời phỏng vấn truyền thông nước ngoài bằng tiếng Anh như gió.

Bóng đá châu Á công nhận và tôn vinh Công Vinh, nhưng với bóng đá Việt Nam, chữ "Vinh" trong tên của huyền thoại bóng đá Đông Nam Á này chẳng hề "đến nơi, đến chốn". Ngày bóng đá Việt Nam chia tay Công Vinh, cũng là ngày cầu thủ xứng đáng là tấm gương xứng đáng nhất cho các cầu thủ Việt Nam ngước nhìn lần cuối Mỹ Đình lộng gió từ thảm cỏ xanh trong giàn giụa nước mắt. Người hâm mộ đau một, thì Công Vinh đau mười với trận đấu cuối của mình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 4.

Chưa, và chắc sẽ không bao giờ Công Vinh có được trận đấu tôn vinh dành riêng cho mình, cho những gì anh xứng đáng được nhận sau những cống hiến miệt mài trên sân cỏ suốt gần 20 năm sự nghiệp.

Trong những thành công của bóng đá Việt Nam suốt hơn hai năm qua, Công Vinh không có mặt. Trong những thành công của mình với bóng đá Việt Nam, Công Vinh lạc lõng.

Huyền thoại ấy sinh bất phùng thời, nhưng càng nhìn vào những thành công gần đây của bóng đá Việt Nam, nhìn vào "thế hệ vàng" đang từng bước đưa bóng đá Việt Nam vươn tầm châu Á, mới thấu cảm được nỗi lòng của "người tiên phong" dám làm "cầu thủ tử tế" giữa một nền bóng đá... chưa tử tế ngày nào.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 sáng 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt các thành viên BCĐ đã phát đi những quan điểm chính thức của Việt Nam trước thông tin khẳng định sẽ có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 ở nước ta vào ngày 31/3, thậm chí thêm hàng nghìn ca nữa.

"Trên thế giới, người ta phân tích về các mốc 100 ca, 1.000 ca, rồi 100.000 ca… nên dư luận quan tâm đến việc Việt Nam bao giờ đạt đến mốc 1.000 ca cũng là dễ hiểu. Trung bình thế giới, để đạt từ 100 ca lên 1.000 ca là 9 ngày, riêng Nhật Bản là 28 ngày. Nhưng Việt Nam đã và đang thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ, cả nước cùng chống dịch nên chúng ta kiểm soát rất tốt. Kết quả là thấp hơn mức trung bình của thế giới rất nhiều", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 khẳng định Việt Nam không thể đạt đến 1.000 ca nhiễm như thông tin lan truyền.

Theo Phó Thủ tướng, đến sáng nay, Việt Nam đã ghi nhận Biên phiên dịch 137 ca mắc mới (cùng 16 ca của giai đoạn 1 đã chữa khỏi là tổng 153 ca), nhưng đã có tới 86 ca là những người từ nước ngoài nhập cảnh và đã được cách ly tập trung ngay từ lúc xuống sân bay, hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Chỉ có 51 ca (cũng từ nguồn nhập cảnh) đã vào cộng đồng, trong số này đáng lưu ý có tới 20 người nhiễm trên chuyến bay VN0054 và 12 người ở Bình Thuận từ nguồn lây BN34, có 3 người là F2.

Nếu tính từ cột mốc 100 ca vào ngày 22/3, đến hôm nay đạt 137 ca mắc COVID-19, thì chỉ có 19 người bị phát hiện ở trong cộng đồng, chưa có trường hợp nào F2 lây nhiễm. Kết quả này là nhờ sự kiểm soát rất tốt của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận. Như vậy, để tăng từ mốc 100 lên 1.000 còn tùy thuộc vào cách thức mỗi nước ứng phó với tình hình dịch bệnh ra sao.

"Với các biện pháp mới đây, chúng ta sẽ kiểm soát tốt hơn nữa. Điều quan trọng lúc này là mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện thật tốt các yêu cầu từ Chính phủ, Bộ Y tế, thực hiện tốt các hướng dẫn phòng dịch. Chúng ta sẽ phấn đấu thành công như giai đoạn 1.Chắn chắn đến 1/4, Việt Nam không thể đạt đến mốc 1.000 ca nhiễm bệnh", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại cuộc họp, đến sáng nay, Bộ Y tế đã hoàn thiện và ban hành Kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19; chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước thực hiện tăng cường phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế và tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; ban hành hướng dẫn cập nhật chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Tình hình tại Bệnh viện Bạch Mai:

+ Thực hiện đóng cửa cách ly toàn diện 03 Khoa là: Khoa C4 (Viện Tim mạch Quốc gia), Khoa Thần kinh và Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Nhân viên y tế các khoa này được cách ly ngay tại Khoa và tại khu cách ly trong Bệnh viện. Bệnh nhân các khoa này cũng được cách ly và tiếp tục điều trị tại Khoa (Riêng 90 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Nhiệt đới được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)…

+ Tổ chức triển khai cách ly 573 trường hợp bao gồm nhân viên, bệnh nhân, học viên, người chăm sóc có tiếp xúc gần với trường hợp xét nghiệm dương tính.

+ Đang tiến hành xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV -2 cho tất cả nhân viên bệnh viện (gần 4.000 người) và khoảng 1.000 bệnh nhân đang điều trị.

+ Tạm dừng hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, dừng hoạt động của nhà tang lễ và nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân; Yêu cầu toàn bộ nhân viên Bệnh viện dừng hoạt động khám chữa bệnh ngoài giờ tại các phòng khám tư.

+ Giãn khoảng cách giường bệnh tại các khoa quá tải và điều trị người bệnh nặng như Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Thận nhân tạo, Ung bướu…

+ Giảm tải người bệnh tối đa, đảm bảo xét nghiệm âm tính trước khi cho xuất viện và báo Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương nơi cư trú tiếp tục theo dõi sức khỏe.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 5.

Phát hiện chiến dịch tấn công mới, nhắm vào người dùng iPhone với iOS từ 12.2 trở xuống

Cuộc khủng hoảng từ virus Covid-19 đang làm thay đổi phong cách sống của mọi người trên toàn cầu. Mua hàng online, làm việc từ xa, giao tiếp qua các ứng dụng chat, … hàng loạt ứng dụng internet đều chứng kiến lượng sử dụng tăng vọt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dùng phải đối mặt với nhiều nguy tấn công hơn từ hacker.

Đầu tháng 3, hãng bảo mật Trend Micro cho biết về một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào người dùng ở Đông Nam Á với phần mềm gián điệp tinh vi có tên LightSpy. Sau đó, Nhóm phân tích và nghiên cứu toàn cầu của Kaspersky cũng đã công bố một số chi tiết quan trọng về cuộc tấn công nhắm vào người dùng smartphone thông qua các liên kết trên nhiều diễn đàn và kênh truyền thông khác nhau.

Phát hiện chiến dịch tấn công mới, nhắm vào người dùng iPhone với iOS từ 12.2 trở xuống - Ảnh 1.

Trong chiến dịch tấn công này, những trang web chứa mã độc sẽ được tin tặc thiết kế giống những trang web gốc mà nạn nhân thường xuyên truy cập. Khi nạn nhân truy cập trang web độc hại đó, chuỗi khai thác được cài cắm trên đó sẽ triển khai phần mềm mã độc cho smartphone của nạn nhân.

Phần mềm mã độc này hiện đang nhắm đến các iPhone chạy phiên bản iOS 12.2 trở xuống, các iPhone phiên bản iOS 13.4 mới nhất hiện nay không bị tấn công trong chiến dịch này. Người dùng Android cũng là mục tiêu tấn công của hacker. Ngoài ra, Kaspersky đã phát hiện sự tồn tại của phần mềm độc hại nhắm mục tiêu vào máy tính Mac, Linux và Windows, cùng với các bộ định tuyến dựa trên Linux.

Để đánh lừa người dùng truy cập vào trang web độc hại này, hacker thường phát tán đường link của nó thông qua các bài đăng trên diễn đàn cũng như các mạng xã hội nổi tiếng. Khi nạn nhân truy cập trang web độc hại này, các phần mềm mã độc sẽ bẻ khóa thiết bị nạn Biên phiên dịch nhân và cho phép hacker ghi âm cuộc gọi và âm thanh, đọc được tin nhắn của một số ứng dụng nhất định.

Theo khuyến cáo của Kaspersky, để tránh trở thành nạn nhân của cuộc tấn công này, cũng như các cuộc tấn công tương tự, người dùng tránh click vào những liên kết đáng ngờ, đặc biệt nếu chúng được chia sẻ trên mạng xã hội.

- Kiểm tra tính xác thực của các trang web bằng cách kiểm tra định dạng đường link URL hoặc chính tả của tên công ty, kiểm tra dữ liệu đăng ký tên miền. Không truy cập trang web cho đến khi chắc chắn chúng hợp lệ.

- Cài đặt các ứng dụng bảo mật đáng tin cậy cho thiết bị của mình nhằm bảo vệ cá nhân hiệu quả trước các mối đe dọa.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

13.000 người chết vì nCoV toàn cầu

Covid-19 xuất hiện ở 188 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỹ đã vượt qua Tây Ban Nha, trở thành vùng dịch lớn thứ ba thế giới, sau Trung Quốc đại lục và Italy. Số ca tử vong ở châu Âu tiếp tục tăng mạnh, vượt 7.000.

Y bác sĩ chăm sóc một bệnh nhân Covid-19 ở bệnh viện Vũ Hán, Trung Quốc hôm 19/3. Ảnh: AFP

Y bác sĩ chăm sóc một bệnh nhân Covid-19 ở bệnh viện Vũ Hán, Trung Quốc hôm 19/3. Ảnh: AFP

Italy , vùng dịch lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới, ghi nhận 53.578 ca nhiễm Biên phiên dịch và 4.825 người tử vong. Tỷ lệ tử vong tương đương 9%, cao hơn gấp đôi tỷ lệ trung bình toàn cầu 4,2%, một phần do đất nước này có dân số già nhất châu Âu.

T ây Ban Nha là vùng dịch lớn thứ hai châu Âu với 24.496 ca nhiễm, 1.378 ca tử vong, tăng lần lượt 3.925 và 285 ca so với một ngày trước đó.

Đức ghi nhận thêm 2.516 ca nhiễm và 16 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 22.364 và 84. Dù là vùng dịch lớn thứ năm thế giới và lớn thứ ba châu Âu, tỷ lệ tử vong ở nước này chỉ 0,37%.

Tại M , thêm 6.513 ca nhiễm mới được xác định, nâng số ca nhiễm trên cả nước lên 25.896, trong đó 316 người chết. Tổng thống Mỹ Donald Trump và con gái Ivanka Trump đều xét nghiệm âm tính với nCoV sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Iran tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc đại lục với 20.610 ca nhiễm và 1.556 ca tử vong. Đây cũng là một trong những nước có tỷ lệ tử vong cao với 7,5%, do hệ thống y tế đang hứng chịu nhiều ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt.

Trung Quốc ghi nhận số ca ngoại nhập tăng mạnh, chiếm 45 trong số 46 ca nhiễm mới. Tổng số ca nhiễm ở Trung Quốc hiện là 81.054 ca, với 3.261 người chết, trong đó có 6 ca tử vong mới. Tâm dịch Hồ Bắc ngày thứ tư không phát hiện thêm ca nhiễm nào.

Số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc là 98, nâng tổng số ca trên toàn quốc lên 8.897, trong khi số ca tử vong không đổi ở mức 104. Phần lớn ca nhiễm ở tâm dịch Daegu, một phần khác ở thủ đô Seoul, nơi các cụm dịch mới bùng phát. Nước này đã 11 ngày liên tiếp duy trì số ca mới ở quanh mức 100, giảm mạnh so với đỉnh dịch 909 ca hôm 29/2.

Tại Đông Nam Á , Malaysia tiếp tục là vùng dịch lớn nhất với 1.183 người nhiễm và 8 người chết. Indonesia là nước ghi nhận số ca tử vong cao nhất khu vực, 38 ca trong số 450 người nhiễm.

Tổng cộng, thế giới ghi nhận thêm 1.643 ca tử vong, phần lớn tại các nước châu Âu, đưa số người chết vì nCoV lên 13.000. 94.793 người, tức 31,1% số ca nhiễm, đã hồi phục. Timor-Leste, Uganda và Eritrea là những nước mới nhất ghi nhận dịch.

Ngọc Ánh (Theo AFP/ Worldometers )

140 hộ dân ở quận 8 bị phong tỏa

Làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của TP HCM trưa 21/3, Chủ tịch UBND quận 8 Trần Quang Thảo cho biết quận ghi nhận 2 ca nhiễm nCoV là " bệnh nhân 64 " - phụ nữ ngụ ở đường Nguyễn Thị Tần (phường 2) và người đàn ông dân tộc Chăm ở đường Dương Bá Trạc (phường 1).

Đối với trường hợp ở phường 1, ông này từng dự lễ hội Hồi giáo ở Kuala Lumpur (Malaysia) với sự tham dự của 16.000 người, đi cùng chuyến bay với " bệnh nhân 61 " ở Ninh Thuận. Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm hôm 17/3, đến sáng 19/3 có kết quả dương tính nhưng đến nay Bộ Y tế vẫn chưa công bố. Chính quyền đã cách ly 140 hộ với 725 dân, đa phần là người Chăm.

Ngoài ra, quận 8 ghi nhận 23 ca nghi nhiễm, 913 người cách ly tại nhà; 34 trường hợp đang cách ly tập trung; trong đó có 16 người có tham gia hành lễ tại Malaysia, 5 người về từ vùng dịch, 13 người tiếp xúc gần với các ca nhiễm.

Chủ tịch UBND quận 8 Trần Quang Thảo. Ảnh: Trung Sơn

Chủ tịch UBND quận 8 Trần Quang Thảo. Ảnh: Trung Sơn

Theo ông Thảo, do người Chăm có chế độ ăn và phong tục tập quán riêng nên quận 8 gặp khó khăn - cung cấp thực phẩm không có "chứng chỉ Halal" nên nhiều người không ăn. Ngoài ra, người bị cách ly là lao động phổ thông, mỗi ngày phải được đảm bảo kinh phí 60.000 đồng, nhưng Thông tư 32 của Bộ Tài chính về phòng chống dịch bệnh quy định "chỉ người cách ly tại cơ sở mới được hưởng". Do đó, quận không có căn cứ để chi kinh phí cho những hộ này.

Đại diện lãnh đạo UBND phường 1 cho biết, ngoài việc phun khử Biên phiên dịch khuẩn xung quanh khu vực có nhà người nhiễm bệnh, phường lập 6 chốt khoanh vùng những người dự lễ hồi giáo ở Malaysia trở về địa phương. Đối với 140 hộ đang cách ly, phường trao tặng mỗi hộ 10 kg gạo, thùng mỳ chay, nước, trứng gà, sữa...

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong (đứng) và Phó chủ tịch thường trực Lê Thanh Liêm tại buổi làm việc. Ảnh: Trung Sơn

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong (đứng) và Phó chủ tịch thường trực Lê Thanh Liêm tại buổi làm việc. Ảnh: Trung Sơn

Sau khi nghe UBND quận 8 báo cáo, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng quận chưa chủ động liên hệ 11 cửa hàng có "chứng chỉ Halal" phục vụ đồ ăn cho người Hồi giáo, nên mới kêu khó.

"Chính quyền địa phương phải giải thích để họ không hiểu nhầm đang bị giam giữ. Mình mời họ cứ ở yên tại nhà, quận sẽ phục vụ cho từng gia đình. Làm sao để họ hiểu cách ly là đang bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng chứ không phải kỳ thị", ông Phong nói.

Người đứng đầu chính quyền thành phố yêu mỗi phường cần có tổ đáp ứng nhanh gồm cán bộ y tế và công an khu vực, nắm tình hình sức khỏe người dân, để có giải pháp xử lý nhanh nhất.

Đánh giá việc lây nhiễm trong cộng đồng diễn biến phức tạp, ông Phong yêu cầu quận 8 không được chủ quan, phải kiểm tra chặt chẽ việc phòng chống dịch bệnh, tránh để xảy ra như trường hợp " bệnh nhân 34 " ở Bình Thuận lây nhiễm cho nhiều người.

Đối với các khu cách ly tập trung, ông Phong cho biết Thủ tướng đã đồng ý cho mỗi người được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng mỗi ngày. TP HCM sẽ đề xuất tăng mức hỗ trợ này cũng như đề xuất chính sách hỗ trợ cho người lao động, hộ nghèo... bị ảnh hưởng.

Việt Nam ghi nhận 92 bệnh nhân Covid-19, trong đó 17 người đã khỏi bệnh bao gồm 16 ca hồi phục từ tháng trước, một xuất viện ngày 20/3. Riêng TP HCM có 18 bệnh nhân đang điều trị, đứng thứ hai sau Hà Nội với 27 người. Hai thành phố đều phải mở rộng thêm số lượng khu cách ly, cho một lượng gia tăng người từ nước ngoài về.

Trung Sơn